gaolut.com

Kiến thức gạo lứt chuyên sâu

gạo lứt đen - tím - nếp than

Gạo lứt huyết rồng (gạo lứt đỏ)

gạo lứt trắng (gạo lứt nâu)

gạo lứt giảm cân

trà gạo lứt

gạo lứt rang

sữa gạo lứt

gạo lứt sấy rong biển

bột gạo lứt

bánh gạo lứt

mì - miến - phở lứt

cháo gạo lứt

gạo lứt muối mè

dầu gạo lứt

bún gạo lứt

hủ tiếu gạo lứt

Sữa Gạo Lứt

Chủ đề sử dụng sữa hạt hay sữa từ động vật thì mới tốt luôn được nhiều người quan tâm và gây ra những ý kiến trái chiều. Bỏ qua những lí lẽ so sánh thì sữa hạt hay sữa từ động vật đều có những công dụng và điểm mạnh khác nhau, trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loại sữa khá mới mẻ với nhiều người - sữa gạo lứt và xem xem loại sữa này có điều gì thú vị và bổ ích.

I. Gạo lứt là gì và nguồn gốc sữa gạo lứt

Trước khi đi vào tìm hiểu sữa gạo lứt thì chúng ta cần hiểu rõ về gạo lứt, nó là gì và tại sao được nhiều người đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng đến vậy.

Gạo lứt - một trong những loại ngũ cốc nguyên hạt mà nhiều nơi còn gọi bằng gạo lứt hoặc gạo rằn. Gạo lứt được tạo ra từ thóc đã tách lớp vỏ trấu màu vàng bên ngoài và giữ nguyên lớp vỏ cám. Điểm khác biệt giữa gạo trắng và loại gạo nhiều người truyền tai nhau là có thể bồi dưỡng cho cơ thể, ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu tại sao loại gạo lứt này cũng như sữa gạo lứt lại có những công dụng “thần kỳ” đến thế nhé!

Gạo lứt có chứa nhiều chất dinh dưỡng, hợp chất thực vật tốt cho cơ thể của con người được chứa trong lớp vỏ cám gạo là chính, không chỉ mang lại những giá trị về mặt sức khỏe mà còn hỗ trợ rất nhiều trong việc đào thải chất béo, giảm cân và giữ gìn vóc dáng cho những tín đồ làm đẹp. Điều này đã được các chuyên gia dinh dưỡng công nhận. Về cơ bản, về thành phần của gạo gồm có tinh bột, chất xơ, protein (chất đạm), các vitamin nhóm B và các nguyên tố vi lượng. Điểm qua một chút về cấu tạo của hạt gạo lứt để thấy được sự khác biệt giữa gạo trắng và gạo lứt. Mỗi hạt thóc sau khi thu hoạch từ cây lúa về sẽ có cấu tạo là ba lớp: lớp vỏ trấu màu vàng bao bọc bên ngoài không ăn được, lớp vỏ cám mỏng, chứa hầu hết các chất dinh dưỡng làm nên thương hiệu của gạo lứt và cuối cùng là lõi hạt gạo. Do đó, bạn sẽ thấy màu sắc của gạo lứt khác với gạo trắng - màu sắc này cũng quy định đó loại gạo lứt nào.

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, gạo lứt có vị ngọt, tính bình, giúp tiền kỳ ích vị, nhuận tràng nên ông bà ta thường gọi gạo lứt là “thao mễ” và dùng rất nhiều trong đời sống như nấu thành cơm, làm nước rang gạo lứt để uống.

1. Phân biệt các loại gạo lứt như thế nào?

Bước đầu tiên trước khi bạn muốn dùng gạo lứt trong các bữa ăn của mình đó chính là học cách phân biệt và chọn đúng loại gạo lứt. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi bán gạo lứt cũng như các sản phẩm từ gạo lứt, các bạn cần nhận biết thật kỹ để tránh sử dụng nhầm, không chỉ không có được những hiệu quả mong đợi mà trong trường hợp xấu hơn là hoàn toàn ngược lại.

Bạn có thể phân biệt gạo lứt và gạo trắng dễ dàng bằng mắt thông qua màu sắc của các loại gạo. Gạo lứt còn được chia ra thành nhiều loại khác nhau, có hương vị và giá trị dinh dưỡng cũng khác nhau. Nếu phân loại theo màu sắc, gạo lứt sẽ có ba loại: gạo lứt trắng, gạo lứt đỏ và gạo lứt đen. Ngoài ra còn một điểm mà bạn cần đặc biệt chú ý khi phân biệt gạo lứt đỏ và gạo huyết rồng - hai loại gạo có vẻ bề ngoài giống nhau nhưng mục đích sử dụng hoàn toàn khác nhau. Một bên - gạo lứt đỏ - hỗ trợ giảm cân, kiểm soát lượng đường huyết tốt thì bên còn lại - gạo huyết rồng - ngũ cốc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng đường huyết cao, phù hợp với những ai cần bồi bổ, tăng cân. Không thể dựa vào màu sắc nên nếu bạn muốn phân biệt hai loại gạo này thì cần bẻ đôi hạt gạo, lõi gạo trắng thì là gạo lứt đỏ, ngược lại lõi gạo đỏ thì là gạo huyết rồng.

Nguồn gốc của sữa gạo lứt

2. Nguồn gốc của sữa gạo lứt

Để kể về sự tích của sữa gạo lứt, chúng ta cần quay về cách đây khoảng 50 năm tại Nhật Bản, một người đàn ông tên Shinjo Masao cùng gia đình sinh sống trên đảo Ishigaki có cậu con trai nhỏ hay gặp chứng biến ăn cũng như những vấn đề về tiêu hóa. Ông rất lo cho sức khỏe của cậu bé nhà mình và muốn tìm cách để chữa chứng biếng ăn để tránh cảnh suy dinh dưỡng của con. Và cuối cùng ông đã chế biến thành công sữa gạo lứt có hương vị thơm ngon và ngọt ngào đặc trưng từ đường nâu. Chính loại sữa này đã trở thành thức uống cứu cánh cho đám trẻ trong làng và thậm chí là các vùng lân cận. Từ đó, sữa gạo lứt dần dần có tên tuổi hơn ở Nhật và thậm chí các quốc gia khác.

Trên thực tế, ngày nay sữa gạo lứt không đơn thuần là thức uống hỗ trợ cho trẻ em biếng ăn mà còn được nhiều người lớn sử dụng với đích là giảm cân, tăng đề kháng và như là một phương pháp “thực dưỡng”.

II. Tác dụng của sữa gạo lứt 

1. Hỗ trợ tim khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh về hệ tuần hoàn

Nhờ các chất dinh dưỡng có chứa trong gạo lứt, cụ thể hơn ở đây là bột gạo lứt như chất xơ giúp cho cơ thể của chúng ta loại bỏ được hàm lượng cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Có thể các bạn đã từng nghe đến cái tên cholesterol - nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về tim mạch nguy hiểm như xơ mạch máu, đột quỵ, máu nhiễm mỡ,... bởi đây là đây là một dạng chất béo không tan và thật không tốt nếu để chúng tích tụ trong cơ thể. Sử dụng bột gạo lứt thường xuyên, chẳng hạn như uống một khối lượng đủ vào mỗi buổi sáng vừa giúp chúng ta có thể nạp được năng lượng cho cơ thể vừa góp phần giúp cơ thể đào thải chất béo dư thừa, vừa khỏe vừa đẹp.

2. Cải thiện hệ tiêu hóa và thúc đẩy quá trình đào thải chất “cặn” trong cơ thể

Đã có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, nếu bạn ăn cùng một khẩu phần có trọng lượng bằng nhau, giữa gạo lứt và gạo trắng thông thường thì loại gạo còn vỏ cám bên ngoài có thể cung cấp một lượng năng lượng ngang bằng gạo trắng nhưng lại giúp cơ thể hấp thụ ít tinh bột hơn, bên cạnh đó cung cấp thêm đạm và chất xơ. Đồng thời, vì trong gạo lứt có chứa chất xơ, nó sẽ góp phần tạo cảm giác cho bạn cảm thấy no lâu hơn, hạn chế cơn thèm ăn. Về khả năng hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa thì chất xơ là bậc thầy đảm đương nhiệm vụ này nên gạo lứt, đặc biệt là bột gạo lứt là một trong những thực phẩm hữu ích. Hơn nữa, chất xơ có trong bột gạo lứt như là tác nhân khiến quá trình carbohydrate hóa diễn ra nhanh hơn tức là mỡ thừa sẽ dễ dàng được đào thải hơn. Điều này thật tuyệt vời với những bạn đang ăn kiêng, không sợ bị đói mà có thể từng bước giảm khẩu phần ăn. Giảm cân lành mạnh vui vẻ mới là xu hướng chúng ta cần theo đuổi hiện nay.

Uống sữa gạo lứt sẽ giúp cơ thể chúng ta nạp thêm được nhiều chất dinh dưỡng, trên lớp vỏ cám gạo của nó có chứa lớp dầu đặc biệt, có khả năng hỗ trợ điều hòa huyết áp trong cơ thể, chất xơ trong gạo lứt hỗ trợ giảm thiểu Cholesterol xấu và là “cực phẩm” đối với gan - bộ phận quan trọng trong cơ thể con người giúp chúng ta đào thải các chất dư thừa và có hại. Nếu kết hợp dùng sữa gạo lứt cùng với một chế độ sinh hoạt lành mạnh thì dần dần bạn sẽ cảm thấy sự “khác biệt to lớn” của cơ thể mình đấy.

3. Giảm triệu chứng và ngăn ngừa một số bệnh thường gặp

Gạo lứt rất giàu magie và selen, vì vậy mà nó có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên người mắc bệnh hen suyễn bổ sung nhiều magie trong thực đơn hàng ngày. Đây là nguyên tố có thể giúp cơ thể những bệnh nhân hen suyễn giảm viêm cũng như thư giãn phế quản khi hô hấp, giảm các triệu chứng khó thở. Theo một tờ tạp chí nổi tiếng của Mỹ, đối với những chất xơ không tan - một trong hai loại chất xơ có tồn tại trong gạo lứt rất tốt cho cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật. Hơn nữa, chất xơ không tan cũng có công dụng trong việc giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

Bên cạnh đó, trong gạo lứt có chứa khoảng gấp 5 lần so với gạo trắng đã mất đi lớp vỏ cám gạo, sự “dồi dào” của nguyên tố sắt cùng với nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp sữa gạo lứt có thể giúp người uống thường xuyên phòng chống ung thư, phong thấp hay thiếu máu. 

4. Tăng cường hệ miễn dịch và kháng thể

Trong các loại gạo lứt, đặc biệt là loại gạo có màu đỏ có chứa hàm lượng phytosterol và sterol lớn, hai thành phần này có khả năng chống lại sự thâm nhập và phá hoại của các vi khuẩn hoặc virus từ môi trường bên ngoài nhờ vào cơ chế hỗ trợ tăng khả năng tự miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể chúng ta. Tức là chẳng hạn như không may chúng ta bị thương nhẹ như đứt tay, thứ nhất là khả năng lành lặn sẽ nhanh hơn và nguy cơ bị các vi khuẩn hay virus thâm nhập sẽ thấp hơn. Đó chính là lý do gạo lứt, các phiên bản thực phẩm từ gạo lứt như sữa gạo lứt lại có ích với cơ thể của chúng ta như vậy. Không chỉ vậy, theo một vài nghiên cứu ở những người sử dụng sữa gạo lứt trong một thời gian dài, cơ thể của họ sẽ khỏe mạnh và tự có khả năng kiểm soát và ức chế các tế bào xấu như các khối u phát triển. Điều này được thấy rõ nhất là ở tại đường ruột và gan của họ. 

5. Sữa gạo lứt giúp bổ mắt, ngăn ngừa nhiều bệnh “lão hóa"

Sữa gạo lứt có chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho mắt của chúng ta như omega 3, omega 6 và omega 9 cũng như axit folic. Ngoài ra, trong gạo lứt còn chứa hai thành phần quan trọng nhằm ngăn chặn và rủi ro mắc các bệnh về mắt như ngăn ngừa đục thủy tinh thể, đó chính là Zeaxanthin và Lutein. Hai loại chất này sẽ có khả năng hấp thụ được các tia cực tím từ mặt trời từ đó giúp bảo vệ võng mạc, hoàng điểm của chúng ta. Thông thường, Zeaxanthin và Lutein sẽ được nạp vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm chức năng bổ mắt nhưng bạn vẫn có thể bổ sung thêm thông qua sữa gạo lứt nếu như không muốn sử dụng đến thực phẩm chức năng. Đặc biệt, những bệnh về mắt thường sẽ dần xuất hiện ở tuổi về già, khi các tế bào mắt bắt đầu có những dấu hiệu của lão hóa. 

6. Sữa gạo lứt hỗ trợ trí não minh mẫn hơn

Lại lấy ví dụ từ người Nhật Bản có tuổi thọ trung bình xếp hàng top trên thế giới thì không chỉ sống thọ mà những người già ở đất nước này cũng rất minh mẫn ở tuổi gần đất xa trời, thậm chí khỏe mạnh về mặt thể chất. Bí quyết ở đây là họ cũng thường xuyên ăn cơm, đặc biệt là gạo lứt khi chứa nhiều hàm lượng các vitamin tốt cho hệ thần kinh như vitamin B1, vitamin B6. Nhờ các chất dinh dưỡng này mà quá trình sinh học của hệ thần kinh được cải thiện, gia tăng sức mạnh trí nhớ của bạn nữa đấy. Theo thời gian dài sử dụng sữa gạo lứt kết hợp với chế độ ăn phù hợp đầy đủ chất dinh dưỡng thì bạn sẽ thấy mình ngày càng minh mẫn hơn, sau khi về già cũng giúp bạn tránh được những bệnh suy giảm trí nhớ như Parkinson, Alzheimer.

7. Sữa gạo lứt cung cấp năng lượng nhanh nhưng vẫn kiểm soát được đường huyết

Vốn dĩ gạo lứt khi ăn trực tiếp theo dạng cơm hay bất cứ dạng chế phẩm nào từ nó thì cũng đều có khả năng kiểm soát đường huyết tôt bởi quá trình hệ tiêu hóa của chúng ta tiêu hóa gạo lứt sẽ chậm hơn với gạo trắng nên giúp tránh việc thay đổi đường huyết quá nhanh chóng. Các chất dinh dưỡng khác sẽ giúp cho quá trình chuyển hóa glucose (đường) ổn định hơn, đồng thời cải thiện quá trình tổng hợp hormon insulin - hormon duy nhất trong cơ thể giúp hạ đường huyết, đặc biệt tốt với người mắc bệnh đái tháo đường.

Sữa gạo lứt được xem là thức uống dưỡng nhan của những người yêu thích làm đẹp. Sữa gạo lứt bổ dưỡng nhưng không lo tăng cân

Trong chế độ ăn kiêng chắc chắn sẽ có những khoảng thời gian cơ thể bạn cảm thấy đói và cạn kiệt năng lượng, bạn hoàn toàn có thể uống một cốc sữa thanh mát, thơm ngon làm từ gạo lứt rang để tiếp thêm năng lượng mà không lo gây béo.

Cũng tương tự như việc ăn gạo lứt, trong loại gạo này có chứa hàm lượng cao chất xơ - đối với những người đang trong quá trình ăn kiêng thì chất xơ rất cần thiết và quan trọng. Không chỉ đơn thuần tốt cho hệ tiêu hóa, chất xơ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn nên chất béo được đào thải dễ dàng hơn, mà chất xơ trong sữa gạo lứt giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn, hạn chế những cơn thèm ăn khiến chúng ta mất kiểm soát. Một tips mà khá nhiều người sử dụng trong quá trình giảm cân là ngoài các bữa ăn chính thì khi đói bạn có thể uống sữa gạo lứt để cảm cơn đói nhé.

8. Phòng ngừa sự lão hóa thách thức thời gian

Sữa gạo lứt góp phần ức chế quá trình lão quá của các tế bào, từ đó cơ thể chúng ta sẽ luôn rạng ngời và tràn đầy sức sống. Các chất chống oxy hóa không những giúp cho cơ thể giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm đến tính mạng con người mà còn là giải pháp cho sắc đẹp. Nhan sắc luôn sợ nhất là thời gian, nhưng thực chất là do sự oxy hóa của các tế bào. Chuyện làm đẹp luôn quan trọng nhất rằng là làm như thế nào để làm chậm quá trình lão hóa nhiều nhất có thể. Một sự thật mà nhiều người vẫn ít khi chấp nhận đó là đường sẽ thúc đẩy lão hóa nhanh hơn, vì thế những người quan trọng việc làm đẹp sẽ rất chú trọng về việc mình nạp vào cơ thể những gì. Uống sữa gạo lứt thay cho những thức uống gây hại đương nhiên sẽ có lợi cho vẻ đẹp của chúng ta theo thời gian.

9. Sữa gạo lứt giảm cân, thanh lọc cơ thể 

Nhóm vitamin nhóm B như vitamin B1, vitamin B3, vitamin B6 và các chất khác hỗ trợ cho hệ thần kinh của chúng ta kích thích được các hormone hạnh phúc nhiều hơn, giúp tinh thần bạn luôn sảng khoái và tích cực. Do đó, sữa gạo lứt có luôn cả công dụng giúp chúng ta trấn tĩnh bản thân trước những tình huống căng thẳng. Nhờ vậy mà bạn sẽ luôn rạng rỡ, yêu đời và đúng chuẩn “đẹp” từ tâm hồn đến bên ngoài. Vì vậy, nếu đang phải học tập và làm việc đến kiệt sức, bạn nên chuẩn bị thêm sữa gạo lứt để phòng khi cảm thấy tiêu cực, mệt mỏi và áp lực nhé. 

III. Cách làm Sữa Gạo Lứt thơm ngon và bổ dưỡng

Sữa gạo lứt đem lại cho chúng ta những công dụng về sức khỏe lẫn vóc dáng thật ấn tượng, trên thị trường ngày nay bày bán rất nhiều các loại sữa gạo lứt, có cả từ những thương hiệu lớn đến các cơ sở kinh doanh hộ gia đình. Tuy nhiên, đối với những bà nội trợ luôn chăm sóc cho gia đình của mình từ những điều nhỏ nhất thì lại rất thích việc mày mò để tự làm các loại thực phẩm bổ dưỡng cho các thành viên trong nhà, vừa đảm bảo chất lượng vừa chắc chắn về độ an toàn. Sau đây sẽ là công thức nấu sữa gạo lứt truyền thống nhất cực đơn giản cho các bạn có thể tham khảo, đồng thời cũng sẽ chia sẻ thêm một số cách “mix & match” để gia tăng khẩu vị cho sữa gạo lứt nhé.

Bước 1: Để có được một mẻ sữa gạo lứt thơm ngon, bước đầu tiên vô cùng quan trọng chính là lựa chọn loại gạo lứt phù hợp với khẩu vị, chất lượng cũng như đúng mục đích sử dụng. 

Để phân biệt các loại gạo lứt, như đã đề cập ở những kiến thức cơ bản về gạo lứt, chúng ta có thể phân biệt thông qua màu của hạt gạo. Thông thường, loại gạo lứt được sử dụng nhiều nhất để nấu sữa gạo lứt là gạo lứt nâu (hay còn gọi là gạo lứt đỏ do có vỏ cám màu nâu đỏ). Đồng thời, nên chọn loại gạo lứt dẻo để hương vị có mùi thơm đặc trưng cũng như vị ngọt tự nhiên để hạn chế sử dụng đường. 

Bước 2: Sơ chế gạo lứt gồm làm sạch và rang chín. Sai khi đã lựa chọn được loại gạo lứt ưng ý, bạn đong khoảng 100 gram gạo lứt - với lượng gạo thì bạn có thể tùy chỉnh theo khẩu vị nếu muốn đậm vị hơn thì có thể đong nhiều hơn và ngược lai. Đem gạo đi làm sạch - lưu ý tránh làm ướt gạo trước khi rang bởi vì nếu rang gạo khi ướt sẽ làm mất đi hương thơm vốn có cũng như mất thời gian hơn, bạn chỉ cần đem gạo đi sàng qua để loại bỏ những bụi bẩn, sạn nhỏ là được. Gạo khi rang thì lưu ý để lửa nhỏ, rang từ từ và đảo đều tay để các hạt gạo được chín đều và không bị khét. Thời gian tối thiểu để gạo lứt được rang chín đều là từ khoảng 8 đến 10 phút. Đến khi gạo ngả màu và dậy mùi thơm thì bạn nhấc nồi xuống và để gạo nguội.

Bước 3: Nấu gạo lứt đã rang cùng với nước lọc. Bạn nên nấu nước sôi đến khoảng 70 độ rồi hẵng cho gạo lứt được chế biến trước đó vào, nấu thêm khoảng 20 phút để gạo tiết ra các chất. Khi thấy màu nước hơi chuyển màu (theo màu của gạo) thì bạn vớt những hạt gạo đã đun ra và bắt đầu xay nhuyễn với một ít nước. Hãy nhớ rằng cần phải xay thật nhuyễn và mịn hết mức có thể để không bỏ phí bất kì hạt gạo quý giá nào. Sau đó, đừng ngại ngần lọc qua rây thêm khoảng một đến hai lần để loại bỏ hết các cặn, sữa gạo lứt thành phẩm sẽ ngon hơn rất nhiều. 

Bước 4: Đun phần nước lọc từ hạt gạo lứt xay ban nãy cùng với phần nước nấu ban đầu cùng một nhánh lá dứa để gia tăng hương thơm của sữa. Ở công đoạn này, bạn cần để lửa nhỏ, khuấy đều đặc biệt là đáy nồi để sữa không bị vón cục dẫn đến khét đáy nồi, ảnh hưởng đến chất lượng của sữa. Đồng thời, nếu bạn hảo ngọt thì có thể có thêm sữa tươi (không đường hay có đường tùy khẩu vị) hay sữa đặc hoặc cả hai theo phong cách riêng của bạn. Chỉ cần đun đến khi sữa hơi nổi bọt khí nhẹ (khoảng 70 độ) thì bạn có thể tắt bếp và chuẩn bị thưởng thức thành phẩm.

Ngoài công thức sữa gạo lứt truyền thống này bạn có thể biến tấu thêm để tăng thêm khẩu vị cũng như không gây nhàm chán khi uống theo một thời gian dài. Bạn có thể chế biến kèm theo một số loại hạt khác lành tính từ thiên nhiên như các loại đậu: đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh hay các loại hạt: mè đen, hạt sen, hạnh nhân, macca, óc chó,... Tóm lại, những loại hạt giàu dinh dưỡng nên được ưu tiên để nhân đôi sự bổ dưỡng của sữa gạo lứt.

Cách để “mix & match” các hương vị này lại với nhau cũng khá dễ, bạn có thể chế biến riêng biệt các loại nguyên liệu rồi đến bước thứ 4 - đun sữa thì mới trộn chung các phần nguyên liệu đã được nấu riêng lại. Về nguyên tắc nấu sữa các loại hạt cũng tương tự nhau, các thao tác cần làm là rang - nấu với nước - xay mịn và đun thành sữa. 

Cách làm Sữa Gạo Lứt


Nếu bạn đang cảm thấy việc chế biến sữa gạo lứt tốn thời gian và công sức quá nhiều nhưng vẫn muốn uống loại sữa bổ dưỡng này thì bạn hoàn toàn có thể mua các loại sữa gạo lứt dạng bột để pha uống liền, mặc dù hương vị không được thơm ngon như sữa gạo lứt tự nấu nhưng đảm bảo được những yếu tố: nhanh chóng và gọn lẹ.

IV. Cách bảo quản sữa gạo lứt 

Sữa gạo lứt sau khi nấu xong, bạn có thể dùng khi còn nóng để làm ấm bụng, trong trường hợp muốn dùng lạnh, bạn nên để sữa nguội hẳn, sau đó bảo quản trong những chai thủy tinh đã được tiệt trùng. Lưu ý rằng để đảm bảo sữa gạo lứt được cất trong điều kiện tốt nhất và tránh biến đổi hương vị và các chất dinh dưỡng thì bình thủy tình nên được khử khuẩn và sấy khô. 

Sơ lược về cách tiệt trùng bình thủy tinh để bảo quản sữa gạo lứt:

Bình thủy tinh được tiệt trùng đúng cách thì bạn hãy rót sữa vào, tuy theo nhu cầu để phân chia nhưng tốt nhất là nên phân chia để uống trong khoảng một đến hai ngày là vừa, tránh mở nắp nhiều lần để không khí lọt vào. Bạn phải bảo quản sữa gạo lứt trong ngăn mát tủ lạnh vì sữa từ gạo lứt giàu dinh dưỡng, có nhiều loại chất nên là môi trường lý tưởng để vi khuẩn tấn công làm hỏng sữa. 

V. Đối tượng nên sử dụng sữa gạo lứt

Sữa gạo lứt là món đồ uống làm từ thiên nhiên khá lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan để tránh những trường hợp không đáng xảy ra. Nếu ăn gạo lứt sẽ có nhiều người không thể sử dụng được như người có hệ tiêu hóa nhạy cảm bởi dạ dày của họ phải làm việc cật lực để tiêu hóa gạo lứt dẫn đến bệnh tình nặng hơn.

1. Trẻ em và phụ nữ sau sinh có nên sử dụng sữa gạo lứt hay không?

Đối với trẻ em - đối tượng có hệ tiêu hóa nhạy cảm hơn người lớn thì cần phải lưu ý về độ tuổi để có thể sử dụng sữa gạo lứt. Loại sữa ngũ cốc này được khuyên là nên sử dụng cho trẻ em trên 4 tuổi là phù hợp nhất. Hơn nữa, cũng không nên cho bé uống sữa với lượng nhiều ngay từ những lần đầu thử sử dụng mà cần phải làm quen từ từ. Ngoài ra, sữa gạo lứt là có thể giúp em bé chống biếng ăn - như mục đích khơi nguồn ra loại sữa này, đồng thời là phép giải cho bài toán gây đau đầu nhiều phụ huynh khi con mình bị táo bón vì không chịu ăn rau để bổ sung chất xơ. Không chỉ vậy, sử dụng sữa gạo lứt sẽ bổ sung nhiều chất dinh dưỡng bồi bổ cơ thể cho trẻ em từ bổ mắt, bổ não,... Vô vàn những lợi ích mà phụ huynh nên cân nhắc cho em bé nhà mình sử dụng sữa từ ngũ cốc, cụ thể là sữa gạo lứt. 

Còn đối với các mẹ bỉm sữa thì các bạn có thể sử dụng gạo lứt bình thường sau khi sinh, nhưng để tránh những nguy hiểm tiềm ẩn thì tốt nhất là nên sử dụng sau khi sinh khoảng một tháng khi đó các cơ quan nội tạng của bạn đã ổn định hơn. Tuy nhiên cũng tương tự như liều lượng sử dụng cho trẻ em, bạn cũng nên tiết chế trong những bữa đầu tập uống sữa và quan sát phản ứng của cơ thể. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chắc chắn hơn. Uống sữa gạo lứt còn giúp mẹ lợi sữa hơn nữa đấy.

2. Người mắc bệnh tiểu đường, mỡ trong máu và cần kiểm soát đường huyết

Đối với các bệnh nhân không may mắc phải các bệnh lý này thì điều cần lưu ý trong mọi thói quen sinh hoạt là phải kiểm soát được lượng đường huyết, tránh chỉ số này vượt quá mức cho phép. Trùng hợp thay, sữa gạo lứt thơm ngon, bổ dưỡng và cũng có được ưu điểm này. Chính vì đây loại đồ uống này cũng là một phần trong quá trình thực dưỡng của nhiều bệnh nhân.

3. Người muốn kiểm soát cân nặng và có nhan sắc “trường tồn” cùng thời gian

Nếu bạn là người rất quan tâm đến sắc vóc thì sữa gạo lứt chắc chắn không nên thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Như những lợi ích đã được đề cập, hàng ngày uống một lượng vừa đủ sữa gạo lứt sẽ giúp bạn đẩy nhanh quá trình đào thải mỡ, tiêu hao năng lượng và giảm cân. Đồng thời, uống sữa gạo lứt thường xuyên bạn có thể thanh lọc cơ thể đào thải những chất cặn bã cho làn da mịn màng và tươi tắn hơn. Đồng thời, những chất chống oxy hóa trong sữa gạo lứt sẽ giúp bạn có một vẻ ngoài luôn rạng rỡ và trẻ trung theo thời gian. 

TỔNG KẾT: những điều cần biết về sữa gạo lứt cũng khá đơn giản vì phần lớn công dụng của sữa gạo lứt cũng tương tự với gạo lứt. Ngoài những công dụng hỗ trợ cải thiện sức khỏe, tăng đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh,...hiệu quả sau một thời gian là nhan sắc từ vóc dáng và làn da. Cách chế biến của sữa gạo lứt cũng vô cùng đơn giản, hơn nữa bạn thỏa sức chế biến gia giảm thêm các nguyên liệu khác để cho ra món sữa gạo lứt thơm ngon và độc lạ chuẩn vị riêng của mình. Bạn đừng ngại ngần thử làm cho gia đình của mình cùng thưởng thức để có một sức khỏe thật tốt nhé.