gaolut.com

Kiến thức gạo lứt chuyên sâu

gạo lứt đen - tím - nếp than

Gạo lứt huyết rồng (gạo lứt đỏ)

gạo lứt trắng (gạo lứt nâu)

gạo lứt giảm cân

trà gạo lứt

gạo lứt rang

sữa gạo lứt

gạo lứt sấy rong biển

bột gạo lứt

bánh gạo lứt

mì - miến - phở lứt

cháo gạo lứt

gạo lứt muối mè

dầu gạo lứt

bún gạo lứt

hủ tiếu gạo lứt

Gạo lứt Huyết Rồng

Gạo huyết rồng được biết đến với cái tên gọi khá mỹ miều cùng như màu sắc bắt mắt của nó, đồng thời cũng khá nhiều người nhầm lẫn giữa loại gạo huyết rồng này cũng với loại gạo lứt đỏ - thứ gạo cũng có màu sắc tương tự, nếu nhìn từ xa thì rất khó phân biệt. Sự nhầm lẫn này là một trong những điều gây nhức nhối với một số người có ít kiến thức về hai loại gạo dẫn đến sử dụng sai mục đích, gây tổn hại đến sức khỏe. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu gạo huyết rồng là gì và tại sao chúng ta cần phải học cách phân biệt loại gạo này nhé.

Trước khi phân tích về vấn đề xoay quanh loại gạo này, chúng ta cùng phân tích qua về cái tên nghe rất sang trọng và quý tộc của loại gạo này. Gạo “huyết rồng” được hiểu với từ “huyết” do màu đỏ thẫm hay đỏ nâu như máu đặc trưng của loại gạo này. “Rồng” tức là biểu trưng cho nơi mà giống lúa này sinh sôi nảy nở, sau khoảng thời gian gần 6 tháng đắm mình và hấp thu tinh hoa của đất trời giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long thì những cây lúa trĩu nặng đã cho ra một loại gạo giàu dinh dưỡng.

I. Gạo huyết rồng có phải gạo lứt đỏ hay không?

Một câu hỏi rất nhiều người hay thắc mắc rằng liệu gạo huyết rồng có phải là gạo lứt hay không? Về mặt các thành phần chất dinh dưỡng cũng như về phần “ngoại hình”, gạo huyết rồng luôn bị nhầm tưởng là gạo lứt. Thậm chí, ngay cả những cửa hàng bán gạo cũng gây cho người tiêu dùng sự hiểu nhầm khi tư vấn sai về công dụng và lợi ích của gạo huyết rồng. Để trả lời một cách cặn kẽ nhất thì trước tiên chúng ta cần phải hiểu gạo lứt là gì

II. Đặc điểm cấu tạo của gạo huyết rồng so với gạo lứt đỏ

Nhìn vào cấu trúc của một hạt thóc, chúng ta thấy rằng có tới ba lớp, lớp vỏ trấu ngoài cùng có màu vàng, sau khi thu hoạch thóc thì người nông dân sẽ loại bỏ hoàn toàn lớp vỏ này bởi chúng không thể ăn được, lớp thứ hai là lớp vỏ cám có chứa nhiều chất dinh dưỡng, đây là lớp mỏng nhất trong cấu tạo này và cuối cùng là nhân - hạt gạo trắng ngần mà chúng ta thường hay ăn. Nói một cách dễ hiểu hơn, nếu hạt gạo đã bị xay xát nhiều, bỏ cả phần vỏ trấu lẫn vỏ cám thì đó là gạo trắng thông thường mà gia đình chúng ta hay ăn. Còn hạt gạo chỉ loại bỏ lớp vỏ trấu thô ráp và giữ lại lớp vỏ cám thì đấy chính là gạo lứt. Dù bên ngoài gạo lứt có màu gì đi chăng nữa thì khi bẻ đôi hạt gạo ra thì bên trong là ruột là màu trắng. 

Trong khi đó, gạo huyết rồng thì khác, mặc dù trải qua quá trình xay xát, gạo huyết rồng có màu đỏ y hệt gạo lứt đỏ, thế nhưng khi thử bẻ đôi hạt gạo ra thì bên trong cũng là màu đỏ như bên ngoài. Đây chính là cách phân biệt cơ bản và dễ dàng nhất với gạo lứt. Hạt gạo của gạo huyết rồng cũng khá mẩy, khi nấu chín vị của nó khá ngọt và béo, đặc biệt khi nhai càng kỹ thì bạn sẽ cảm nhận rõ rệt hơn. Loại lúa của gạo huyết rồng cũng hoàn toàn khác với loại lúa tạo ra gạo lứt, đặc điểm này có lẽ những người nông dân sẽ nhận dạng được rõ nhất. Loại lúa của gạo huyết rồng phải trồng ở vùng nước ngập sâu ở đồng bằng sông Cửu Long. 

gạo huyết rồng

Vậy nên, nếu ai đó hỏi gạo huyết rồng có phải gạo lứt hay không, câu trả lời sẽ là “gạo huyết rồng không phải gạo lứt”. Do đó, chắc chắn thành phần dinh dưỡng, lợi ích mà gạo huyết rồng và đối tượng sử dụng nó hoàn toàn khác với gạo lứt. Các bạn cần lưu ý thật kỹ điều này bởi có rất nhiều người gặp vấn đề sức khỏe chỉ vì nhầm lẫn hai loại gạo này với nhau.

III. Thành phần dinh dưỡng của gạo huyết rồng

Trong gạo huyết rồng phải nói là chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể của con người. Không chỉ chứa các thành chính như tinh bột và chất xơ, gạo huyết rồng cũng chứa một lượng chất béo và chất đạm đáng kể. Không chỉ có thế, cái vitamin thuộc nhóm B như vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5 và vitamin B6 cũng có ở trọng loại gạo này. Và tất nhiên cũng không thể thiếu sự góp mặt của các khoáng chất như Sắt, Canxi và đặc biệt là Magie,... Thực ra, nhìn vào bảng thành phần này thì chúng ta cứ ngờ như đây là bảng thành phần chất dinh dưỡng của gạo lứt nhưng hàm lượng của chất trong gạo huyết rồng sẽ khác so với gạo lứt, cụ thể như sau. 

Chúng ta cũng sẽ đo lường các chất dinh dưỡng có trong 100 gram gạo huyết rồng, với khối lượng này, người ăn gạo huyết rồng có thể nạp vào cơ thể 189 kcal cùng với khoảng 43gram Carbonhidrat, 6.2 gram chất xơ và 3.8gram chất đạm. Một điểm khác biệt lớn nữa là gạo lứt không chứa chất béo trong khi 100 gram gạo huyết rồng chứa khoảng 0.3 gram loại chất này. Thêm nữa, nếu như gạo lứt chứa ít tinh bột, mà tinh bột chuyển hóa thành đường vì thế lượng đường huyết khi ăn gạo lứt sẽ thấp hơn. Gạo huyết rồng chứa lượng tinh bột lớn và được liệt kê vào danh sách những loại ngũ cốc nguyên hạt có chỉ số đường huyết cao, tương đương với 75,1, đây không phải là một con số nhỏ cho nên cũng rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng đặc biệt lưu ý khi tư vấn chế độ ăn có sự xuất hiện của gạo huyết rồng.

Thành phần dinh dưỡng của gạo huyết rồng

Do đó, gạo huyết rồng luôn được có mặt trong danh sách thực phẩm giàu dinh dưỡng, phù hợp với những đối tượng cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hay nói theo cách thông thường là những đối tượng cần được bồi bổ như phụ nữ đang mang thai, trẻ em hoặc những người mới bị ốm xong (lưu ý rằng là những bệnh thông thường như cảm cúm, sốt do thay đổi thời tiết,...) Một sự thật thú vị rằng gạo huyết rồng hay những sản phẩm từ gạo huyết rồng luôn được dùng để làm quà mỗi khi thăm bệnh ở một số nơi, đặc biệt là những địa phương trong phạm vi đồng bằng sông Cửu Long.

IV. 7 Tác dụng của gạo huyết rồng với sức khỏe con người

1. Cung cấp năng lượng dồi dào

Để cơ thể có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt thông thường, chưa kể đến là những hoạt đồng cần sử dụng sức lực và trí não thì các tế bào cần nguồn năng lượng, mà nguồn năng lượng này được cung cấp chính bởi tinh bột. Sau khi tinh bột được đưa vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường và phẩn bổ nguồn năng lượng này cho cơ thể. 

Với lượng lớn tinh bột có chứa trong gạo huyết rồng thì việc sử dụng loại gạo này để cung cấp năng lượng không phải một ý tưởng tồi, đặc biệt khi ngoài cung cấp được tinh bột hay còn gọi là carbonhidrat thì gạo huyết rồng còn cung cấp các chất dinh dưỡng khác, tối ưu hơn nhiều so với việc ăn cơm nấu từ gạo trắng thông thường. Giống như việc chúng ta “mua một được tặng thêm quà” vậy đó. Chỉ đơn thuần là ăn cơm, nhưng loại cơm này nấu từ gạo huyết rồng thì chúc ta được “tặng” thêm các vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

2. Góp phần trong việc cải thiện cấu trúc xương

Trong gạo huyết rồng có chứa Canxi và Magie, hai trong ba tổ hợp chất có lợi cho xương (gồm Canxi-Magie-Kẽm), như chúng ta đã biết, thành phần chính trong cấu trúc xương chính là canxi, ngoài việc bổ sung canxi bằng những thực phẩm giàu chất này thì gạo huyết rồng cũng có thể hỗ trợ thêm trong việc bổ sung canxi, nuôi dưỡng cấu trúc xương của bạn ngày càng chắc khỏe. Cơ thể chúng ta luôn cần thu nạp canxi hàng ngày để làm nhiên liệu cho việc tái tạo xương hàng ngày cho xương ngày càng chắc khỏe hơn. Ngoài ra, trong gạo huyết rồng cũng có Magie, nguyên tố này sẽ chuyển hóa vitamin D thành chất hoạt động và giúp cơ thể chúng ta hấp thụ Canxi tốt hơn. Trung bình, một bát cơm nấu từ gạo huyết rồng có thể cung cấp khoảng 25% canxi và 21 % magie lượng mà cơ thể cần trong một ngày. Nếu sử dụng gạo huyết rồng đúng và đủ thì bạn cũng có thể giúp cơ thể mình phát triển xương tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ mắc những bệnh về xương như thoái hóa khớp, loãng xương.

3. Hỗ trợ củng cố sức khỏe tim mạch

Nhiều người đặt gạo lứt và gạo huyết mạch lên bàn cân khi đề cập đến việc bổ trợ cho sức khỏe tim mạch. Thực ra cả hai loại gạo này đều rất có lợi cho sức khỏe của hệ tuần hoàn. Như đã đề cập về bảng dinh dưỡng của gạo huyết rồng để làm cơ sở cho dẫn chứng rằng khi ăn một gạo lứt trong thời gian dài, bạn sẽ nhận thấy những thay đổi khác biệt trong cơ thể của mình. Gạo lứt chứa một hàm lượng khá lớn chất xơ - loại chất có công rất lớn trong việc phòng ngừa các căn bệnh về tim mạch, đặc biệt liên quan đến bệnh có nguyên nhân chính là do tắc nghẽn động mạch do ứ đọng cholesterol. 

Có thể bạn đã nghe đến loại chất béo không tan này, kẻ thù số một của những người mắc những vấn đề liên quan đến tim mạch, cholesterol quá nhiều trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, đây hoàn toàn là những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Chất xơ đóng vai trò như một “màng lọc” giúp “quét dọn” cholesterol cũng như thúc đẩy quá trình chuyển hóa và đào thải chất béo xấu ra khỏi cơ thể. Do đó, các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch ngoài việc được điều trị bằng các hình thức được giám sát bởi các bác sĩ thì cũng thường được khuyên ăn gạo huyết rồng xen kẽ trong tuần với gạo trắng thông thường để hỗ trợ tốt hơn trong quá trình điều trị. 

Tất nhiên, chế độ ăn này bạn cũng nên tham khảo qua các bác sĩ. Không chỉ những ai mắc các bệnh về tim mạch mới nên sử dụng gạo huyết rồng mà ngay cả những người bình thường vẫn được khuyên là ăn loại gạo này bởi “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, gạo huyết rồng có thể giúp chúng ta trong việc bảo vệ trái tim, ngăn ngừa những nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm về tim mạch.

4. Hỗ trợ điều chỉnh cảm xúc và cân bằng tâm trí

Đối với sức khỏe về tinh thần thì Magie là một trong những nguyên tố hỗ trợ rất nhiều trong việc giảm các chứng lo âu. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc cung cấp đủ Magie cho cơ thể sẽ giúp bạn có thể vững vàng tâm trí hơn bởi Magie là thành phần cơ bản trong quá trình trao đổi và xử lý tín hiệu của não bộ. Thậm chí, những người thường xuyên thiếu hụt Magie trong một khoảng thời gian dài cũng làm gia tăng khả năng họ mắc chứng trầm cảm hơn so với những người có đủ. Đó cũng chính là lí do vì sao những người ăn gạo huyết rồng trong nhiêu năm theo đúng chế độ dinh dưỡng được khuyến khích thì trông rất dồi dào năng lượng, suy nghĩ tích cực và bình tĩnh hơn khi gặp những biến cố xảy ra.

5. Điều chỉnh nhịp thở và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hen suyễn

Lại một lần nữa chúng ta thấy được 21% Magie chứa trong một bát gạo lứt dường như vạn năng, đây cũng là một nguyên tố vi lượng giúp chúng ta điều hòa nhịp thở tốt hơn. Hỗ trợ trong việc lưu thông oxy trong quá trình hô hấp để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh hen suyễn - một trong những loại bệnh khó chữa trị khi mắc phải về đường hô hấp.

Tác dụng của gạo huyết rồng

6. Hệ tiêu hóa được củng cố nhờ vào lượng lớn chất xơ

Có thể các bạn đã biết đến một mẹo nhỏ được truyền miệng nhau khi gặp các tình trạng hệ tiêu hóa gặp vấn đề, chẳng hạn như bị táo bón, đầy bụng,... thì thông thường ông bà ta sẽ khuyên rằng nên bổ sung thêm chất xơ để cải thiện tình trạng này. Nguồn cung cấp chính của chất xơ sẽ thường đến từ các loại rau củ quả. Một lần nữa “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để tránh những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa hay thậm chí căn bệnh nguy hiểm như ung thư đại tràng thì việc đưa gạo huyết rồng vào chế độ ăn uống cũng như một “liều vaccine” để chúng ta phòng ngừa từ trước. Chất xơ tựa như một chất xúc tác mạnh mẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm đi những tổn thương có thể gặp trong nội tạng đặc biệt là dạ dày hoặc đường ruột. 

7. Chứa các chất chống oxy hóa giúp cơ thể tươi trẻ

Cũng tương tự như gạo lứt, gạo huyết rồng cũng chứa các chất chống oxy hóa. Đây là các chất giúp cơ thể chúng ta ức chế quá trình lão hóa của tế bào theo thời gian. Không chỉ là một phép giải cho bài toán làm đẹp của nhiều chị em phụ nữ khi độ tuổi ngày càng tăng mà gạo huyết rồng cũng giúp cho cơ thể chúng ta chống lại sự lão hóa nhanh hay phá hủy tế bào của các gốc tự do. Hiểu nôm na về các gốc tự do thì đây là những nhân tố thúc đẩy quá trình lão hóa của các tế bào thậm chí là tiêu hủy tế bào, nguồn gốc sâu xa của các căn bệnh ung thư quái ác.

Sử dụng gạo huyết rồng một cách khoa học sẽ giúp chúng ta “nuôi trẻ” cơ thể, cảm giác trong người lúc nào cũng tràn ngập năng lượng và ngày càng trẻ trung hơn.

V. Nhiều lợi ích như vậy, có phải ai cũng nên sử dụng loại gạo này không?

Như đã đề cập ở trên, không phải cứ mặc định gạo lứt là thực phẩm tốt mà chúng ta có thể sử dụng một cách bừa bãi, phản khoa học vì điều này chỉ khiến cho những lợi ích của gạo lứt lại phản tác dụng, không những không đem lại lợi ích cho sức khỏe mà tệ hơn là gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể của chúng ta. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là gạo lứt nhìn chung sẽ nên được sử dụng bởi những ai và cụ thể cho từng đối tượng thì loại gạo lứt nào nên được ưu tiên?

Nếu gạo huyết rồng đã đa dưỡng chất như vậy rồi thì tại sao các bác sĩ luôn khuyên chúng ta lưu ý đặc biệt khi sử dụng loại gạo này. Và đặc biệt hơn, nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo chúng ta cần phân biệt chính xác gạo huyết rồng vào gạo lứt đỏ cho đúng mục đích. Câu trả lời cho tất cả những vấn đề này chính là nằm ở việc gạo huyết rồng được xếp vào loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Mấu chốt nằm ở đây, hầu hết không phải ai cũng có thể dung nạp một lượng lớn tinh bột và để rồi chúng chuyển hóa thành đường, thay đổi lượng đường huyết một cách đột ngột cả. 

Nhóm người được khuyên là không nên sử dụng gạo huyết rồng nhất chính là những người đang mắc phải căn bệnh đái tháo đường hay còn được gọi là bệnh tiểu đường. Đối với bệnh nhân của loại bệnh này việc kiểm soát chỉ số đường huyết là vô cùng quan trọng, những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao chính là tối kị bởi rất khó để họ có thể kiểm soát được lượng đường trong cơ thể. Hơn nữa, ăn gạo huyết rồng làm thay đổi đường huyết khá nhanh chóng chứ không như gạo lứt - ít tinh bột nên ít chuyển hóa thành đường, điều này cũng sẽ làm bệnh nhân tiểu đường dễ xảy ra những biến chứng chẳng lường trước được. Trong trường hợp, chẳng may bạn mắc bệnh đái tháo đường nhưng vẫn cảm thấy muốn thử ăn gạo huyết rồng thì cần phải thông qua ý kiến của các bác sĩ đang điều trị cho mình và ăn với số lượng ít trong một lần ăn và tất nhiên là không nên ăn nhiều ngày liên tục.

1. Một sự thật mà nhiều người chưa biết về hệ lụy của việc không phân biệt được gạo huyết rồng và gạo lứt đỏ

Theo thống kê của các phòng khám và tư vấn về dinh dưỡng, nhiều trường hợp bệnh nhân tiểu đường bệnh tình trở nặng hơn vì dùng gạo huyết rồng nhưng tưởng là gạo lứt. Những tình huống oái oăm này xuất hiện từ một phương pháp được gọi là phương pháp thực dưỡng, món ăn chính là gạo lứt muối mè - đây là phương pháp xuất phát từ Nhật Bản, hay còn gọi là phương pháp Oshawa. Mọi người truyền tai nhau về việc thực dưỡng bằng gạo lứt, rất phổ biến và được nhiều bệnh nhân đái tháo đường, béo phì, ung thư sử dụng. 

Chưa bàn về tính xác thực và công dụng của phương pháp này có như nhiều người đồn thổi hay không nhưng cốt lõi của việc sử dụng gạo lứt để kiểm soát lượng đường huyết vì gạo lứt được liệt kê trong danh sách những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và trung bình thấp. Ấy vậy mà có nhiều người không hiểu biết rõ về các loại gạo cũng như cách phân biệt cơ bản giữa gạo huyết rồng và gạo lứt đỏ, dẫn đến tình trạng, người đang dư đường lại ngày càng nạp nhiều đường hơn vào cơ thể. Kết quả là bệnh tình trở nặng, người muốn giảm cân thì càng ăn càng mập ra. 

2. Chú ý đến tần suất và khối lượng gạo huyết rồng nên ăn 

Cho dù các bạn lựa chọn loại gạo nào, cách ăn nào đi chăng nữa thì những loại gạo có kết cấu thô và cứng như gạo lứt hay gạo huyết rồng thì cũng nên cân nhắc về khẩu phần ăn và tần suất ăn. Dạ dày của con người sẽ cần phải làm việc nỗ lực hơn để tiêu hóa lớp vỏ cám nhiều dinh dưỡng nhưng kết cấu phức tạp, nếu bạn muốn ăn gạo huyết rồng hàng ngày thì lời khuyên chân thành có các bạn là không nên thay gạo trắng thành gạo huyết rồng hoàn toàn. 

Chắc chắn, dạ dày của chúng ta sẽ bị suy yếu sau một thời gian dài cũng như cơ thể của bạn sẽ bị dư thừa một số chất. Để cân bằng, chế độ ăn xen kẽ giữa gạo huyết rồng và gạo trắng trong một tuần sẽ tốt hơn, như vậy, dạ dày của bạn cùng với hệ tiêu hóa sẽ được “nghỉ ngơi”, các dưỡng chất không bị ứ đọng quá nhiều, đảm bảo được việc nạp đủ dinh dưỡng nhưng không vượt quá cho phép.

3. Nếu chứa hàm lượng tinh bột cao như vậy, gạo huyết rồng có phải là sự lựa chọn cho chế độ giảm cân hay không

Tương tự như gạo lứt, gạo huyết rồng giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn và ít thèm ăn hơn nhờ hàm lượng chất xơ cao trong gạo. Thế nhưng cũng không nên vì vậy mà ăn quá nhiều, lạm dụng gạo huyết rồng trong quá trình giảm cân. Nếu bạn chọn gạo huyết rồng để ăn trong quá trình giảm cân thì cũng phải cân nhắc về tần suất ăn trong tuần, khối lượng ăn trong một bữa bởi như đã đề cập thì lượng tinh bột - sau khi ăn sẽ thành đường rất cao, hơn nữa nó phù hợp hơn với chế độ ăn bồi dưỡng sức khỏe hơn là chế độ ăn để giảm cân. Thực chất, nếu bạn muốn giảm cân, gạo lứt có vẻ như là sự lựa chọn phù hợp hơn. 

Trong trường hợp bạn vẫn muốn dùng gạo huyết rồng để giảm cân thì bạn nên cân nhắc về việc cắt bỏ các loại thực phẩm cũng chứa đường để tránh tình trạng lượng đường trong cơ thể quá cao, gây tích mỡ. Hoặc hạn chế lượng gạo huyết rồng trong một bữa ăn để kiểm soát lượng tinh bột tốt hơn.

4. Không nên nhầm tưởng gạo huyết rồng có thể chữa được bách bệnh

Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà gạo huyết rồng đem lại và ở mỗi đối tượng khác nhau, loại gạo này cũng sẽ có những tác động khác nhau. Nhiều người còn truyền tai nhau về công dụng có thể chữa trị được bách bệnh, thậm chí những căn bệnh nguy hiểm như ung thư,.. Và sự thật là hoàn toàn không, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh gạo huyết rồng chữa trị được các căn bệnh và lời truyền miệng này là hoàn toàn không căn cứ vào khoa học,

Hiểu đúng hơn về công dụng thì gạo huyết rồng chỉ hỗ trợ được việc hạn chế nguy cơ mắc phải những căn bệnh đã đề cập ở trên bao gồm những bệnh về tim mạch, bệnh về hô hấp hay bệnh về xương khớp. Nó giống như một loại thực phẩm chức năng hơn là thuốc, sử dụng để bồi bổ cho cơ thể. Và nên lưu ý rằng, cũng cần phải bổ sung thêm các loại thực phẩm khác để cơ thể không bị suy dinh dưỡng, ăn uống điều độ, khoa học và đầy đủ các chất sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh hơn.

Nhiều bác sĩ cũng như chuyên gia về dinh dưỡng thẳng thắn khẳng định việc gạo huyết rồng không trị bệnh, họ khuyến cáo những người bệnh rằng cần phải chữa trị bệnh tật theo hướng dẫn của bác sĩ chứ không nên nghe theo những phương pháp truyền miệng không có căn cứ và phản khoa học.

VI. Cách nấu gạo huyết rồng thơm ngon

1. Cách nấu cơm từ gạo huyết rồng

Vì kết cấu của gạo huyết rồng cứng hơn so với gạo trắng, tương tự như các loại gạo lứt, để quá trình nấu không mất quá nhiều thời gian thì các bạn nên ngâm trước gạo trong khoảng từ 10 đến 15 phút, thời gian ngâm càng lâu thì sẽ càng tiết kiệm được thời gian nấu hơn. Thời gian để gạo huyết rồng chín mềm sẽ rơi vào khoảng tầm từ 30 đến 40 phút, tùy vào thời gian bạn đã ngâm trước đó. Đồng thời, lưu ý rằng lượng nước để nấu chín loại gạo này cũng nhiều hơn so với gạo trắng thông thường, các bạn có thể tham khảo thêm về công thức để nấu một nồi cơm gạo huyết rồng thật thơm ngon nhé. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu cháo bằng gạo huyết rồng, đây cũng là một trong phương pháp giúp gạo huyết rồng chín nhừ, dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn cho một số đối tượng có hệ tiêu hóa hơi yếu. Tuy nhiên vị ngọt và béo của loại gạo này cũng khiến cháo gạo huyết rồng dễ ngấy hơn. Bằng chứng là nhiều bà mẹ nấu cháo từ loại gạo này cho các con của mình nhưng thông thường chúng sẽ chỉ ăn khoảng một bát thì sẽ cảm thấy bị ngán.

2. Nấu các chế phẩm từ gạo huyết rồng

Nếu như bạn đang cảm thấy “chán cơm thèm phở” nhưng vẫn muốn sử dụng gạo huyết rồng thì đừng lo, ngày nay những chế phẩm từ loại gạo này chẳng còn hiếm hoi. Chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy các loại sợi phở, sợi bún được làm từ gạo huyết rồng. Tha hồ cho bạn thay đổi các món ăn nhé. Lưu ý rằng, vốn dĩ gạo huyết rồng nấu mất thời gian hơn gạo trắng vì thế cũng tương tự mà các chế phẩm từ gạo này cũng sẽ hơi lâu hơn một chút, tuy không đáng kể lắm nhưng bạn cũng cần để ý nấu thật chín rồi hẵng ăn nha.

3.  Trà gạo huyết rồng bổ sung dưỡng chất

Bạn quan ngại với việc gạo huyết rồng không phù hợp với khẩu vị của mình thì cũng có thể cân nhắc bổ sung các chất dinh dưỡng có trong loại gạo này bằng cách uống trà từ gạo huyết rồng. Loại trà này không những bổ sung được chất dinh dưỡng mà còn giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ cải thiện làn da và vóc dáng, đào thải những độc tố hay tạp chất có hại. Tuy nhiên, cũng cần để ý đến liều lượng một chút bởi loại trà này sử dụng quá nhiều thì bị phản tác dụng, gây nóng trong người.

Bạn có thể tự làm trà gạo huyết rồng ràng tại nhà vô cùng đơn giản, vừa thơm ngon bổ dưỡng mà vừa đảm bảo an toàn và chất lượng. Bạn hay lấy một lượng gạo khoảng 100 gram tay gạo huyết rồng, rang đều trên lưa vừa cho đến khi gạo tỏa mùi thơm đặc trưng, đợi gạo nguội, bạn cất vào trong hũ thủy tinh khô ráo, khi nào muốn uống thì thả một nhúm nhỏ vào tách nước nóng là có ngay một ly trà gạo huyết rồng thơm ngon và bổ dưỡng rồi.

4. Xay gạo lứt Huyết rồng thành bột mịn

Việc xay mịn gạo huyết rồng ra sẽ giúp cho việc tiêu hóa và hấp thụ gạo huyết rồng dễ dàng hơn. Đây thường là những phương pháp mà các bà nội trợ hay sử dụng khi muốn cho các thành viên trong gia đình ăn gạo huyết rồng nhưng e ngại về việc khó tiêu đặc trưng của loại gạo này. Phương pháp này khá hữu hiệu cho những người có hệ tiêu hóa hơi kém (không nằm trong nhóm đối tượng được khuyên là không nên sử dụng) như trẻ em trên sáu tuổi hay người già đang cần bổ sung thêm năng lượng. Dùng bột để khuấy thành hồ hoặc nấu cháo mịn sẽ giúp các đối tượng này dễ dàng hơn trong việc tiêu hóa.

VII. Bảo quản gạo huyết rồng vô cùng đơn giản

Cũng tương tự như cách bảo quản của các loại ngũ cốc nguyên hạt thì cách để giữ cho gạo huyết rồng luôn mới và thơm ngon cũng luôn cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh độ ẩm cao và kín không khí. Chúng ta nên cất gạo ở trong những loài thùng, hũ đựng gạo chuyên dụng bằng gốm, sứ, thủy tinh và phải đảm bảo khô ráo nhé. Thêm nữa, các thùng hoặc hũ này nên có nắp đậy kín, chỗ để lấy gạo tránh sự thâm nhập của không khí càng ít càng tốt. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu thẳng trực tiếp vào nơi bảo quản gạo. 

Một cách dự trữ gạo huyết rồng thông minh là chia nhỏ các hũ đựng gạo ra để dùng dần, như vậy vừa đảm bảo gạo được sử dụng không để quá lâu, hạn chế việc mở ra quá nhiều lần khiến không khi chui vào làm mốc gạo, đặc biệt với khí hậu của Việt Nam đặc trưng là độ ẩm cao rất dễ tạo điều kiện cho việc gạo bị mốc.

Tổng kết: để sử dụng gạo huyết rồng đúng mục đích và phát huy tối đa những lợi ích mà loại gạo này mang lại, chúng ta cần phải hiểu rõ những thành phần có trong gạo cũng như những hạn chế của gạo huyết rồng khi sử dụng, tránh việc lạm dụng và sử dụng phản khoa học. Một điều vô cùng quan trọng liên quan đến gạo huyết rồng đó là cần phân biệt chính xác đâu là gạo lứt đỏ và đâu là gạo huyết rồng.