gaolut.com

Kiến thức gạo lứt chuyên sâu

gạo lứt đen - tím - nếp than

Gạo lứt huyết rồng (gạo lứt đỏ)

gạo lứt trắng (gạo lứt nâu)

gạo lứt giảm cân

trà gạo lứt

gạo lứt rang

sữa gạo lứt

gạo lứt sấy rong biển

bột gạo lứt

bánh gạo lứt

mì - miến - phở lứt

cháo gạo lứt

gạo lứt muối mè

dầu gạo lứt

bún gạo lứt

hủ tiếu gạo lứt

Gạo Lứt Trắng (Nâu)

Gạo lứt vốn dĩ không còn xa lạ với chúng ta vì bởi trong các loại gạo lứt thì đây là loại có vẻ như dễ ăn và dễ chế biến nhất. Hãy cùng tìm hiểu xem gạo lứt trắng là gì và giá trị dinh dưỡng của nó như thế nào. Trước khi hiểu rõ về gạo lứt trắng, chúng ta cần hiểu cơ bản về gạo lứt, công dụng cũng như một số chất dinh dưỡng cơ bản mà nó hàm chứa.

I. Kiến thức “nhập môn” về gạo lứt

Gạo lứt là một trong những loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người, còn được mệnh danh là nguồn cung cấp “tinh bột vàng” bởi không đơn thuần như gạo trắng cung cấp đa phần là tinh bột và lượng ít các loại chất khác. Gạo lứt có một lớp nguyên cám bao bọc bên ngoài lõi gạo, chính lớp màng bọc này đã đem đến cho gạo lứt một bảng thành phần dinh dưỡng giá trị hơn rất nhiều.

Sâu sát hơn để mô tả và hình dùng về gạo lứt thì mỗi hạt thóc sau khi được người nông dân thu hoạch về sẽ có tổng cộng là ba lớp gồm lớp vỏ trấu màu vàng không ân được, lớp cám gạo chứa nhiều vitamin, chất xơ khoáng chất,... và cuối cùng là lõi gạo. Nói kỹ hơn về cấu tạo này để chúng ta có thể gạo lứt gồm 2 phần: cám gạo và lõi gạo. Do đó, chúng ta cũng có hai cách để phân biệt các loại gạo lứt dựa vào lớp vỏ cám và lớp lõi gạo. 

Nếu lõi gạo hay nói cách khác là chất gạo thì chúng ta có hai loại: gạo lứt tẻ và gạo lứt nếp, về cơ bản không hề khác cách phân biệt gạo trắng. Trong khi phân biệt bằng màu sắc của vỏ cám thì gạo lứt được chia thành 3 chủng: gạo lứt đen (nếp than), gạo lứt đỏ và gạo lứt trắng. Tất nhiên, gạo lứt trắng được gọi như vậy bởi vỏ cám bên ngoài có màu trắng đục, giống như màu của hạt của những hạt ngọc trai, thoạt nhìn nhiều người sẽ tưởng gạo trắng nhưng thực tế gạo lứt trắng sẫm màu hơn gạo trắng được xay xát kỹ nhiều. 

Về thành phần dinh dưỡng cơ bản của gạo lứt sẽ gồm những chất chính như: tinh bột, chất xơ, chất đạm, các vitamin nhóm B và các khoáng chất. Cụ thể hơn, trong mỗi 100 gram gạo lứt sẽ cung cấp đưuọc khoảng 242 kcal với 53.2 gram carbohydrate, khoảng 3.5gram chất xơ (lượng chất xơ này lớn hơn gạo trẳng gấp gần 3 lần bởi cùng một khối lượng gạo trắng chỉ cung cấp 0.6 gram chất xơ). Thêm nữa là sự xuất hiện của 5.091 mg vitamin B6, các vitamin nhóm B cũng có những chỉ số hàm lượng tương tự và tất nhiên là vượt trội hơn rất nhiều so với gạo trắng thông thường. Ngoài ra, những khoáng chất như Canxi, Magie, Mangan, Photpho,...cũng được hàm chứa với một lượng đáng kể. Đồng thời, ngoài những chất dinh dưỡng cần thiết thì gạo lứt còn chứa những hợp chất thực vật có khả năng chống oxy hóa cao, ngăn ngừa được nhiều căn bệnh nguy hiểm từ sớm chẳng hạn như ung thư. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn về loại gạo kì diệu này thì đọc thêm ở đây nhé:

I. Tổng quan về Gạo lứt trắng

1. Gạo lứt trắng có đặc điểm và công dụng như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, bản chất cơ bản của gạo lứt trắng chính là gạo trắng nhưng “tặng kèm” lớp vỏ cám quý giá nhiều dinh dưỡng. Theo nhiều nghiên cứu cũng như những chuyên gia dinh dưỡng khẳng định thì nhìn có vẻ mong manh cũng như chẳng khác gạo trắng là bao nhưng thực tế thì lợi ích và hàm lượng dinh dưỡng của gạo lứt trắng không hề kém cạnh những loại lứt khác.

Những công dụng tuyệt vời của loại gạo lứt này không thể nào phủ nhận, dưới đây sẽ là một số những điều kì diệu mà gạo lứt trắng đem lại các bạn có thể tham khảo để cân nhắc đến việc sử dụng gạo lứt thường xuyên hơn trong các bữa ăn.

2. Ăn gạo lứt trắng giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn

Trong bảng thành phần đề cập về lượng calories của mỗi 100 gram gạo lứt sẽ chỉ nạp khoảng 242 kcal - thực sự đây là mức calories khá thấp và phù hợp với những người đang muốn giảm cân hoặc đơn thuần là kiểm soát cân nặng của mình. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ cao giúp người ăn có cảm giác no lâu, ít thèm ắt vặt lại và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta có thể ăn gạo lứt trắng một cách vô tội vạ vì nghĩ rằng ăn càng nhiều càng tốt. 

Công bằng mà nói thì mức năng lượng mà gạo lứt trắng nạp vào cơ thể chỉ thấp hơn so với gạo trắng thông thường không đáng kể. Ưu thế nằm ở chỗ là những chất dinh dưỡng đi kèm như acid amin và các nguyên tố vi lượng tốt cho cơ thể. Nếu bạn lợi dụng gạo lứt trắng thì nó không những không có lợi cho sức khỏe của bạn mà ngược lại còn có thể phản tác dụng bởi lớp vỏ cám cần thời gian và sự làm việc cật lực của dạ dày để tiêu hóa, lâu dần bạn sẽ mắc phải những vấn đề về dạ dày và điều này thì không hay một chút nào, đặc biệt đối với những ai vốn có bệnh dạ dày thì tốt chẳng thấy đâu nhưng bệnh càng thêm bệnh. Chúng ta cần lắng nghe cơ thể để thực hiện những phương pháp ăn uống khoa học và thông minh mới là cách yêu bản thân đúng đắn.

3. Gạo lứt trắng giúp phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm

Dựa trên cơ sở là những thành phần chất có trong gạo lứt mà chúng ta có thể nhận thấy công dụng phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm từ sớm thông qua việc sử dụng khoa học gạo lứt trắng. Cơ thể con người chúng ta luôn tồn tại những gốc tự do - đây là những loại phân tử không thuộc về bất cứ một cơ quan hay hoạt động sinh học nào, ngược lại chúng lại là nguyên nhân chính dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm thông qua cơ chế thúc đẩy quá trình lão hóa tế bào hay thậm chí là phá hủy tế bào. Gốc tự do, nó có thể tác động đến các ADN của chung ta, gây đột biến và tăng khả năng mắc bệnh ung thư hoặc làm cho bệnh tình trở nặng nếu chẳng may chúng ta đã mắc phải. Trong gạo lứt nói riêng và các loại gạo lứt nói chung thì “sứ mệnh” của các thành phần chống oxy hóa vô cùng quan trọng. Các hợp chất này như “vệ sĩ” của các tế bào trước sự tấn công của gốc tự do. Nhờ vậy, hạn chế cơ hội hình thành và sinh sôi của các căn bệnh nguy hiểm. 

Đồng thời, bổ sung gạo lứt trắng qua thói quen sinh hoạt dù với hình thức ăn trực tiếp hay bổ sung thông qua trà hay nước gạo lứt đều hỗ trợ cơ thể chúng ta cũng cố hệ miễn dịch, giúp cơ thể có một “hàng rào” kiên cố trước những căn bệnh vặt vốn dĩ thường hay gặp hay hơn nữa là hạn chế nguy cơ thâm nhập của các loại virus như Coronavirus.

Theo thời gian dài sử dụng gạo lứt kết hợp với chế độ ăn phù hợp đầy đủ chất dinh dưỡng thì bạn sẽ thấy mình ngày càng minh mẫn hơn, sau khi về già cũng giúp bạn tránh được những bệnh suy giảm trí nhớ như Parkinson, Alzheimer. Bởi trong gạo lứt chứa nhiều hàm lượng các vitamin tốt cho hệ thần kinh như vitamin B1, vitamin B6. Nhờ các chất dinh dưỡng này mà quá trình sinh học của hệ thần kinh được cải thiện, gia tăng sức mạnh trí nhớ của bạn nữa đấy. 

4. Kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn khi dùng gạo lứt trắng

Cơ thể con người luôn cần được kiểm soát chỉ số đường huyết để đảm bảo không có bất cứ hiểm họa nào, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) hay kể cả những ai đang mắc những căn bệnh liên quan đến tim mạch. Hàm lượng các nguyên tố vi lượng, vitamin có trong gạo lứt trắng thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường (glucose) và ổn định hiệu quả lượng đường trong máu.

Hơn nữa, trong loại gạo này còn chứa một lượng lớn chất xơ (cả chất xơ không tan và chất xơ hòa tan được), giúp ngưng kết tiểu cầu, đảm nhiệm công việc “gạn lọc” những phân tử Cholesterol xấu - một loại chất béo không tan, là một trong những tác nhân gây tắc nghẽn mạch máu và cản trở công cuộc vận chuyển hồng cầu đồng thời dẫn đến các bệnh như xơ vữa mạch máu và biến chứng về tim mạch. Ngoài ra, lượng chất xơ không tan còn góp phần nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón và giảm nguy cơ mắc các bệnh như sỏi mật, sỏi thận.

5. Cải thiện quá trình nuôi dưỡng và phòng tránh các bệnh về xương

Cũng như các loại gạo lứt khác, gạo lứt trắng hàm chứa Canxi và Magie - cần thiết cho cơ thể con người trong quá trình nuôi dưỡng khung xương khỏe mạnh. Thành phần chính trong cấu trúc xương chính là canxi, ngoài việc bổ sung canxi bằng những thực phẩm giàu chất này thì gạo huyết rồng cũng có thể hỗ trợ thêm trong việc bổ sung canxi, nuôi dưỡng cấu trúc xương của bạn ngày càng chắc khỏe. Kết hợp ăn gạo lứt trắng và bổ sung thêm các thực phẩm giàu Canxi và Magie sẽ giúp cơ thể mình phát triển xương tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ mắc những bệnh về xương như thoái hóa khớp, loãng xương. Cơ thể chúng ta luôn cần thu nạp canxi hàng ngày để làm nhiên liệu cho việc tái tạo xương hàng ngày cho xương ngày càng chắc khỏe hơn. Ngoài ra, trong gạo lứt trắng cũng có Magie, nguyên tố này sẽ chuyển hóa vitamin D thành chất hoạt động và giúp cơ thể chúng ta hấp thụ Canxi tốt hơn. Trung bình, một bát cơm nấu từ gạo lứt trắng có thể cung cấp khoảng 25% canxi và 21 % magie lượng mà cơ thể cần trong một ngày. 

6. “Trẻ người, đẹp da” nhờ ăn gạo lứt trắng là có thật

Ăn gạo lứt trắng giúp giữ cho làn da tươi trẻ và trắng sáng:

Đối với các chị em phụ nữ thì “nhất dáng nhì da” chính là công thức bất diệt trong quy trình làm đẹp của họ. Ngoài kiểm soát cân nặng thì việc làm sao để da đẹp và khỏe mạnh cũng là mối quan tâm đặc biệt. Trong gạo lứt trắng có chứa các loại vitamin thuộc nhóm B, vitamin nhóm E hay cả biotin vì thể sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc có một làn da tươi trẻ, mịn màng. Không chỉ vậy, sử dụng gạo lứt thường xuyên hơn còn đẩy lùi dấu hiệu của thời gian khi mà vốn trong gạo lứt chứa khá nhiều chất chống oxy hóa.

7. Những người không nên sử dụng gạo lứt trắng 

Gạo lứt trắng có kết cấu  thô và cứng hơn nhiều so với gạo trắng thông thường nên nếu bạn đang gặp các vấn đề về tiêu hóa thì nên cân nhắc thật kĩ việc sử dụng loại gạo lứt trắng này. “Không nên sử dụng” có thể cân nhắc là không nên sử dụng quá nhiều hoặc hạn chế sử dụng có lẽ là những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, mắc các bệnh về tiêu hóa như đau dạ dàng. Nếu bạn đang mắc bệnh liên quan đến dạ dày thì tốt nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ là tốt nhất. Những đối tượng có hệ tiêu hóa yếu cũng có thể là những người lớn tuổi hay trẻ sơ sinh cũng không nên sử dụng trực tiếp gạo lứt trắng. Nếu vẫn muốn sử dụng thì chúng ta nên lựa chọn các chế phẩm dễ tiêu hóa hơn như bột gạo lứt, sữa gạo lứt này để tránh dạ dày phải làm việc quá nhiều.

Người đang bị thiếu hụt Sắt và canxi cũng là nhóm đối tượng hạn chế sử dụng gạo lứt trắng, mặc dù trong thành phần dinh dưỡng của nó vẫn có một lượng hai nguyên tố này nhưng nó lại là vật cản cơ thể chúng ta trong việc hấp thụ Sắt và Canxi. 

Người đang bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là trẻ nhỏ đang ở tuổi dậy thì. Mặc dù giá trị dinh dưỡng của gạo lứt trắng cao nhưng tinh bột trong loại gạo này lại không bằng loại gạo trắng thông thường. Người đang bị suy dinh dưỡng và trẻ em đang ở tuổi ăn, tuổi lớn thì nên bổ sung các chất dinh dưỡng khác cùng với lượng tinh bột dồi dào để nuôi dưỡng cơ bắp, phát triển cơ thể một cách toàn diện nhất.

Trong cơ thể của người mẹ đang nuôi dưỡng một sinh mệnh - một cơ thể người nên việc bồi bổ và cung cấp năng lượng càng nhiều càng tốt để nuôi cả hai mẹ còn là điều cần thiết, vì thế gạo lứt trong trường hợp này không phải là một sự lựa chọn khôn ngoan. Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng nên hạn chế sử dụng gạo lứt trắng trong thai kì.

8. Những người nên sử dụng gạo lứt trắng

Lượng tinh bột và lượng đường chuyển hóa từ nó thấp hơn gạo trắng sẽ giúp bạn có thể ăn kiêng một cách lành mạnh, không phải loại bỏ tinh bột như một số chế độ ăn khắc nghiệt gây cảm giác mệt mỏi cho cơ thể. Đối với những người đang trong tình trạng thừa cần, muốn trở nên thon gọn và kiểm soát cân nặng của mình thì rất nên sử dụng gạo lứt. Giảm cân những vẫn có đủ năng lượng để làm việc và cảm thấy vui vẻ mới là hướng đi đúng đắn các bạn nhé.

Gạo lứt trắng lại là loại ngũ cốc nguyên hạt có thể hỗ trợ cơ thể kiểm soát đường huyết, cơ thể người dùng không sợ bị kiệt sức do phải kiêng cơm trắng (loại cơm chuyển hóa đường khá cao) mà vẫn có đủ năng lượng cho chế độ sinh học của cơ thể. Những bệnh nhân đang mắc bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường), họ là những người có chỉ số đường huyết trong cơ thể cao nên việc kiểm soát chỉ số này vô cùng quan trọng để tránh những biến chứng sức khỏe cũng như những hậu quả khôn lường.

Tóm lại, gạo lứt trắng trở thành một sự lựa chọn trong chế độ ăn rất được ưa chuộng bởi nhiều chuyen gia dinh dưỡng hay các bác sĩ bởi nhiều công dụng bổ ích mà nó đem lại cho cơ thể con người. Không chỉ ngăn ngừa được những căn bệnh nguy hiểm ngay từ những mầm mống đầu tiên, hay tăng cường khả năng miễn dịch mà ngoài ra còn giúp cải thiện diện mạo cho một vóc dáng thon gọn và làn da mịn màng bao người mơ ước.

III. Tổng quan về Gạo lứt nâu

1. Lợi ích của gạo lứt nâu như thế nào?

a. Nâng sức khỏe hệ tiêu hóa của bạn lên một “level” mới

Gạo lứt nâu sẽ giúp cơ thể chúng ta nạp thêm được nhiều chất dinh dưỡng, trên lớp vỏ cám gạo của nó có chứa lớp dầu đặc biệt, có khả năng hỗ trợ điều hòa huyết áp trong cơ thể, chất xơ trong gạo lứt hỗ trợ giảm thiểu Cholesterol xấu và là “cực phẩm” đối với gan - bộ phận quan trọng trong cơ thể con người giúp chúng ta đào thải các chất dư thừa và có hại.

Lợi ích của gạo lứt nâu

Vì trong gạo lứt có chứa chất xơ, nó sẽ góp phần tạo cảm giác cho bạn cảm thấy no lâu hơn, hạn chế cơn thèm ăn. Về khả năng hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa thì chất xơ là bậc thầy đảm đương nhiệm vụ này nên gạo lứt, đặc biệt là bột gạo lứt là một trong những thực phẩm hữu ích. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, nếu bạn ăn cùng một khẩu phần có trọng lượng bằng nhau, giữa gạo lứt và gạo trắng thông thường thì loại gạo còn vỏ cám bên ngoài có thể cung cấp một lượng năng lượng ngang bằng gạo trắng nhưng lại giúp cơ thể hấp thụ ít tinh bột hơn, bên cạnh đó cung cấp thêm đạm và chất xơ. Hơn nữa, chất xơ có trong bột gạo lứt như là tác nhân khiến quá trình carbohydrate hóa diễn ra nhanh hơn tức là mỡ thừa sẽ dễ dàng được đào thải hơn. Điều này thật tuyệt vời với những bạn đang ăn kiêng, không sợ bị đói mà có thể từng bước giảm khẩu phần ăn. Giảm cân lành mạnh vui vẻ mới là xu hướng chúng ta cần theo đuổi hiện nay.

b. Hỗ trợ tim mạch và ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm về hệ tuần hoàn

Có thể các bạn đã từng nghe đến cái tên cholesterol - nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về tim mạch nguy hiểm như xơ mạch máu, đột quỵ, máu nhiễm mỡ,... bởi đây là đây là một dạng chất béo không tan và thật không tốt nếu để chúng tích tụ trong cơ thể. Sử dụng bột gạo lứt thường xuyên, chẳng hạn như uống một khối lượng đủ vào mỗi buổi sáng vừa giúp chúng ta có thể nạp được năng lượng cho cơ thể vừa góp phần giúp cơ thể đào thải chất béo dư thừa, vừa khỏe vừa đẹp. Nhờ các chất dinh dưỡng có chứa trong gạo lứt như chất xơ giúp cho cơ thể của chúng ta loại bỏ được hàm lượng cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. 

c. Cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa những mối nguy sức khỏe

Trong gạo lứt có chứa khoảng gấp 5 lần so với gạo trắng đã mất đi lớp vỏ cám gạo, sự “dồi dào” của nguyên tố sắt cùng với nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp gạo lứt nâu có thể giúp người uống thường xuyên phòng chống ung thư, phong thấp hay thiếu máu.

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên người mắc bệnh hen suyễn bổ sung nhiều magie trong thực đơn hàng ngày. Đây là nguyên tố có thể giúp cơ thể những bệnh nhân hen suyễn giảm viêm cũng như thư giãn phế quản khi hô hấp, giảm các triệu chứng khó thở. Gạo lứt rất giàu magie và selen, vì vậy mà nó có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Theo một tờ tạp chí nổi tiếng của Mỹ, đối với những chất xơ không tan - một trong hai loại chất xơ có tồn tại trong gạo lứt rất tốt cho cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật. 

d. Ngăn ngừa sự lão hóa của thị lực và những căn bệnh thường gặp về mắt

Gạo lứt nâu có chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho mắt của chúng ta như omega 3, omega 6 và omega 9 cũng như axit folic. Trong gạo lứt còn chứa hai thành phần quan trọng nhằm ngăn chặn và rủi ro mắc các bệnh về mắt như ngăn ngừa đục thủy tinh thể, đó chính là Zeaxanthin và Lutein. Hai loại chất này sẽ có khả năng hấp thụ được các tia cực tím từ mặt trời từ đó giúp bảo vệ võng mạc, hoàng điểm của chúng ta. Thông thường, Zeaxanthin và Lutein sẽ được nạp vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm chức năng bổ mắt nhưng bạn vẫn có thể bổ sung thêm thông qua chế độ ăn có gạo lứt nếu như không muốn sử dụng đến thực phẩm chức năng. Đặc biệt, những bệnh về mắt thường sẽ dần xuất hiện ở tuổi về già, khi các tế bào mắt bắt đầu có những dấu hiệu của lão hóa. 

e. Kiểm soát đường huyết cơ thể tốt hơn trong chế độ ăn uống

Khi chúng ta nạp thực phẩm vào cơ thế dù ở mức độ nào đi chăng nữa thì việc chúng chuyển hóa thành đường là tất yếu, tuy nhiên tùy vào loại thực phẩm mà lượng đường cũng được thay đổi theo. Việc chúng ta cần quan tâm ở đây là làm thế nào để ổn định lượng đường trong máu. Các chất dinh dưỡng khác có trong gạo lứt sẽ giúp cho quá trình chuyển hóa glucose (đường) ổn định hơn, đồng thời cải thiện quá trình tổng hợp hormon insulin - hormon duy nhất trong cơ thể giúp hạ đường huyết, đặc biệt tốt với người mắc bệnh đái tháo đường.

g. Tăng cường đề kháng nhờ chứa nhiều chất chống viêm

Trong các loại gạo lứt, đặc biệt là loại gạo có màu đỏ có chứa hàm lượng phytosterol và sterol lớn, hai thành phần này có khả năng chống lại sự thâm nhập và phá hoại của các vi khuẩn hoặc virus từ môi trường bên ngoài nhờ vào cơ chế hỗ trợ tăng khả năng tự miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể chúng ta. Tức là chẳng hạn như không may chúng ta bị thương nhẹ như đứt tay, thứ nhất là khả năng lành lặn sẽ nhanh hơn và nguy cơ bị các vi khuẩn hay virus thâm nhập sẽ thấp hơn. Đó chính là lý do gạo lứt nói chung và gạo lứt nói riêng lại có ích với cơ thể của chúng ta như vậy. Không chỉ vậy, theo một vài nghiên cứu ở những người sử dụng gạo lứt nâu trong một thời gian dài, cơ thể của họ sẽ khỏe mạnh và tự có khả năng kiểm soát và ức chế các tế bào xấu như các khối u phát triển. Điều này được thấy rõ nhất là ở tại đường ruột và gan của họ. 

h. Cải thiện trí nhớ và giúp đầu óc minh mẫn hơn

Lại lấy ví dụ từ người Nhật Bản có tuổi thọ trung bình xếp hàng top trên thế giới thì không chỉ sống thọ mà những người già ở đất nước này cũng rất minh mẫn ở tuổi gần đất xa trời, thậm chí khỏe mạnh về mặt thể chất. Bí quyết ở đây là họ cũng thường xuyên ăn cơm, đặc biệt là gạo lứt khi chứa nhiều hàm lượng các vitamin tốt cho hệ thần kinh như vitamin B1, vitamin B6. Nhờ các chất dinh dưỡng này mà quá trình sinh học của hệ thần kinh được cải thiện, gia tăng sức mạnh trí nhớ của bạn nữa đấy. Theo thời gian dài sử dụng gạo lứt kết hợp với chế độ ăn phù hợp đầy đủ chất dinh dưỡng thì bạn sẽ thấy mình ngày càng minh mẫn hơn, sau khi về già cũng giúp bạn tránh được những bệnh suy giảm trí nhớ như Parkinson, Alzheimer.

2. Cách chọn lựa và bảo quản gạo lứt nâu

Sau một quá trình tìm hiểu các kiến thức cần biết về gạo lứt nâu, bạn đang nuôi dự định đưa loại gạo lứt này vào thực đơn hàng ngày của mình. Bạn nên cân nhắc làm thế nào để chọn ra nơi mua uy tín để có được chất lượng gạo ưng ý nhất. Việc lựa chọn gạo lứt tất nhiên cũng tương tự như khi chúng ta lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt khác. Cách tốt nhất là bạn cũng nên sờ thử vào gạo, bên ngoài gạo hơi thô, có chút cảm giác rít rít trên tay do bạn đang sờ vào lớp cám gạo. Hạt gạo chắc, căng, và màu sắc sáng bóng, nếu là gạo lứt nâu đỏ thì màu nâu ánh đỏ rõ ràng và bạn nên bẻ đôi hạt gạo để tránh mua nhầm thành gạo huyết rồng có vẻ ngoài rất giống, còn nếu là gạo lứt nâu trắng thì hạt gạo chỉ ánh nhẹ lên là được . Mùi thơm đặc biệt của gạo lứt cũng không thể lẫn vào được nên nếu bạn đang sợ mua phải gạo lứt nâu giả hay không đảm bảo chất lượng thì cũng có thể phân biệt bằng mùi hương nhé. Trong trường hợp không thể tận tay đi mua mà sử dụng phương thức mua online thì bạn nên đọc kĩ các nhận xét về sản phẩm nha.

Tương tự cách nấu thì cách bảo quản của gạo lứt nâu cũng tương tự các loại gạo thông thường mà thôi. Bạn nên cất gạo trong một thùng đựng gạo chuyên dụng, hoặc các chum bằng sứ, gốm hay thủy tính, tốt nhất là có nắp đậy để đảm bảo không có không khí lọt vào. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu thẳng trực tiếp vào nơi bảo quản gạo.Gạo luôn cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh độ ẩm cao và kín không khí. Ngay sau khi lấy gạo thì phải đóng thật kín để ngăn không cho không khí ẩm len lỏi vào và làm mốc gạo. Nên chia thành những hũ nhỏ và dần dùng để tránh việc gạo tiếp xúc với không khí quá nhiều, đặc biệt với khí hậu của Việt Nam đặc trưng là độ ẩm cao rất dễ tạo điều kiện cho việc gạo bị mốc.

Trong trường hợp gạo lứt nâu chẳng may có dấu hiệu bị mốc, bạn có thể khắc phục bằng những mẹo thông dụng như là các loại gạo khác, có thể phơi nắng lại phần gạo đã bị mốc để loại bỏ các vi khuẩn gây mốc, rửa thật sạch hũ đựng gạo đồng thời phơi thật khô trước khi để gạo vào lại. Nhưng cũng nên cân nhắc kĩ nếu gạo lứt đã bị hỏng nặng, đừng tiếc nuối mà cố gắng dùng, rất có hại cho sức khỏe khi nạp vào cơ thể.

Tổng kết: dù là gạo lứt gì đi chăng nữa thì chúng đều có lợi cho sức khỏe của con người. Mặc dù quả thật bạn vẫn nên nhận biết đúng loại gạo mà mình đang sử dụng nhưng cũng không nên quá khắt khe với việc này. Hơn nữa, đối với gạo lứt nâu, vốn dĩ rất nhiều người hoang mang vì nó được tính vừa là gạo lứt đỏ lẫn gạo lứt trắng, nhưng bạn chỉ cần để ý một chút về sắc độ của màu nâu là được. Loại gạo này tốt cho sức khỏe nên bạn hãy cân nhắc sử dụng thường xuyên hơn, tất nhiên không phải là sử dụng thay hẳn cơm trắng và các loại ngũ cốc khác, đúng lượng đúng loại thì ắt là tốt nhất. Hy vọng rằng, với bài viêt giải thích về gạo lứt cũng như sự thật nhiều người nhầm lẫn về gạo lứt nâu sẽ cung cấp những thông tin cần thiết và bổ ích cho các tín đồ ăn ngon, ăn “sạch” nhé!